Tin tức

Kế hoạch hoạt động tháng 9 năm 2017 của tổ KHTN

Kế hoạch hoạt động tháng 9/2017 của tổ Khoa học tự nhiên

 

Kế hoạch tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học 2017 - 2018

Về việc tổ chức "Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học” Năm học 2017 - 2018

 

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tổ KHTN

Kế hoạch BDTX năm học 2017 - 2018 của tổ KHTN

 

Đề nghị Bộ xóa bỏ cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi

(GDVN) - Về nguyên lí, không thể lấy 10 phút trên sân khấu để kết luận cô giáo đó là giáo viên chủ nhiệm giỏi hay không giỏi.

 

Người thầy là nhân tố quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Đó là khẳng định của ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa GD Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi nói về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

 

Các hoạt động dưới cờ

Sinh hoạt dưới cờ là một hoạt động ngoại khóa được tổ chức hàng tuần tại trường THCS Vân Khánh Đông. Theo đó, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ trợ cho việc học như kể chuyện Vê Bác, đố vui...

 
22:13 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Trang chủ » Tin tức » Hoạt động chuyên môn » Tổ Tự nhiên

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tổ KHTN

Thứ sáu - 15/09/2017 22:40
Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tổ KHTN

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tổ KHTN

Kế hoạch BDTX năm học 2017 - 2018 của tổ KHTN
TRƯỜNG THCS VÂN KHÁNH ĐÔNG
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
Số: 01/KH-TKHTN                          Vân Khánh Đông, ngày 01  tháng  8  năm  2017
          
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học cơ sở
Năm học 2017 - 2018
           
- Căn cứ kế hoạch số:23/KH-PGDĐT, ngày 09/ 6/ 2017 của Phòng Giáo dục – Đào tạo An Minh Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và giáo viên Trung học cơ sở năm học 2017 - 2018;
- Căn cứ Kế hoạch số 18/KH-THCSVKĐ của Trường THCS Vân Khánh Đông v/v bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS năm học 2017 – 2018;
Tổ Khoa học Tự nhiên Trường THCS Vân Khánh Đông xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo viên trong tổ năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau:
I.Mục đích yêu cầu:
1.Mục đích:
- Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện nói chung của xã nói riêng, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn.
2.Yêu cầu:
- Đảm bảo cho tất cả giáo viên trong tổ đều tham gia BDTX với ý thức tự giác, trách nhiệm, đủ nội dung, thời lượng bồi dưỡng. Giáo viên chủ động trong việc tổ chức BDTX theo các hình thức nhất là hình thức tự học, tự bồi dưỡng;
- Nội dung bồi dưỡng phải bám sát các Chương trình BDTX của Bộ GDĐT ban hành, hướng dẫn hằng năm của Sở GDĐT, Phòng GDĐT và của Trường THCS Vân Khánh Đông. Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn, có tính kế thừa qua từng năm học; Các nội dung bồi dưỡng bắt buộc và tự chọn phải có đánh giá, xếp loại và làm cơ sở đánh giá giáo viên vào cuối năm học.
II. Đối tượng:
Tất cả giáo viên thuộc tổ Khoa học Tự nhiên đang giảng dạy tại trường THCS Vân Khánh Đông.
III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng
1. Khối kiến thức bắt buộc:
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư khoá XII của Đảng; Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện; Nghị quyết của huyện ủy: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017-2018 của UBND tỉnh Kiên Giang; các nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GDĐT; các văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT thực hiện trong năm học 2017-2018.
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chú trọng việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng thực tiễn (đối với giáo viên).
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30/tiết/năm học/giáo viên
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên THCS, các nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học cụ thể như sau:
- Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
- Các chuyên đề bồi dưỡng liên quan bộ môn dạy học.
- Dạy học tích hợp, liên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản theo Nghi quyết số 29-NQ/TW.
- Tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
- Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Ngoài ra giáo viên có thể được cử tham gia các đợt tập huấn bồi dưỡng do Bộ GDĐT; Sở GDĐT tổ chức trong năm học 2017-2018.
2. Khối kiến thức tự chọn: 60 tiết/năm/giáo viên (nội dung 3)
Mỗi Modun có thời lượng 15 tiết. Căn cứ vào các modun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp trong 1 năm học; mỗi giáo viên tự lực chọn 04 modun bồi dưỡng ( tương đương 60 tiết) đảm bảo phù hợp nhu cầu và năng lực của cá nhân. Giáo viên đăng ký với nhà trường để được tạo điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả.
Thực hiện theo Thông tư số 31/2011/TT – BGDĐT ngày 8/8/2011 của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS.( gồm 41modun, đính kèm theo Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT)
IV. Hình thức bồi dưỡng:
1. Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các buổi sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường.
2. Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn nội dung BDTX khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
3. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
Mỗi giáo viên phải đăng ký bồi dưỡng thường xuyên theo 3 nội dung cụ thể, mỗi nội dung thể hiện thời gian, số tiết, bản đăng ký được tổ chuyên môn và lãnh đạo nhà trường phê duyệt, trong quá trình bồi dưỡng.
V. Tài liệu bồi dưỡng
Nội dung 3:
Giáo viên có thể DOWNLOAD tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục theo địa chỉ: taphuan, moet.gov.vn để chọn theo nội dung 3.
VI. Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên
1. Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các modun thuộc nội dung 3.
2. Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: loại giỏi (viết tắt G). loại khá (viết tắt K), loại trung bình (viết tắt:TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.
VII. Phương thức đánh giá kết quả BDTX
1. Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX
1.1 Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch…( sau đây gọi chung là bài kiểm tra).
2.2 Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên
Giáo viên trình bày kết quả vận kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm).
- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục( 5 điểm).
2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTXL
Cho điểm theo thang điểm 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi modun thuộc nội dung 3 (gọi là điểm thành phần).
3. Điểm trung bình kết quả BDTX
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTBBDTX) được tính theo công thức sau:
ĐTB BDTX = ( điểm nội dung 1 + điểm nội 2 + điểm trung bình các modun thuộc nội dung 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3
ĐTB BDTX được làm tròn đến chữ số thập phân theo quy định.
4. Xếp loại kết quả BDTX
4.1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế họach BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
a. Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
b. Loại K nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
c. Loại G nế ĐTB BDTX đạt từ 9 điểm đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
4.2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
4.3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
VIII. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX
1.Giáo viên báo cáo chuyên đề công tác BDTX của cá nhân tại tổ chuyên môn, tập thể tổ tiến hành đánh giá, phân loại kết quả, sau đó tổ chuyên môn tổng hợp kết quả gởi về nhà trường.
2. Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn, sau đó gởi  kết quả về Phòng giáo dục và Đào tạo An Minh.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX, không cấp giấy chứng nhận BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch.
IX. Tổ chức thực hiện
1. Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn:
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của tổ chuyên môn đã được hiệu trưởng phê duyệt;
- Triển khai, hướng dẫn và phê duyệt kế hoạch BDTX của cá nhân;
- Thực hiện tốt các quy định về BDTX của phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT và của nhà trường;
- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại và báo cáo kết qủa BDTX của giáo viên cho nhà trường theo quy định;
    - Lưu các loại hồ sơ trong công tác BDTX của tổ chuyên môn:
        + Kế hoạch BDTX của tổ chuyên môn (đã được BGH nhà trường phê duyệt);
+ Kế hoạch BDTX cá nhân của mỗi giáo viên (đã được phê duyệt);
+ Biên bản sinh hoạt chuyên môn quá trình BDTX tập trung;
+ Hồ sơ đánh giá công tác BDTX (phiếu đánh giá; bản tổng hợp kết quả đánh giá, biên bản đánh giá);
+ Hồ sơ sơ kết, tổng kết công tác BDTX;
        + Sổ theo dõi kết quả BDTX.
2. Nhiệm vụ của giáo viên:
    - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được tổ trưởng, hiệu trưởng phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường và các quy định của Quy chế;
    - Báo cáo tổ trưởng, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ;
    - Lưu hồ sơ trong công tác BDTX của giáo viên:
        + Kế hoạch BDTX đã được Tổ chuyên môn và nhà trường phê duyệt;
        + Sổ ghi chép kết quả BDTX theo từng nội dụng;
        + Tài liệu BDTX cả 3 nội dung.
                Trên đây là nội dung Kế hoạch BDTX giáo viên của tổ Khoa học Tự nhiên trường THCS Vân Khánh Đông năm học 2017 – 2018, đề nghị tất cả các đồng chí giáo viên trong tổ nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận: TỔ TRƯỞNG
- BGH;
- Tất cả CBGV trong tổ (để thực hiện);
- Lưu: Hồ sơ tổ.         
 
 
Trịnh Văn Thiều
 
 
 

Nguồn tin: Trường THCS Vân Khánh Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kế hoạch, năm học

Những tin mới hơn